Bậc tam cấp là bộ phận xuất hiện ở hầu hết các công trình nhà ở dân dụng, biệt thự, các công trình công cộng… Rất nhiều người thắc mắc cách tính bậc tam cấp chuẩn như thế nào, kích thước bậc tam cấp ra sao. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu đúng về bậc tam cấp và cách tính bậc tam cấp theo đúng phong thủy nhé!
Bậc tam cấp là một phần kiến trúc quan trọng, là bộ phận không thể thiếu trong xây dựng nhà ở. Bậc tam cấp được hiểu là những bậc cầu thang nối liền giữa sân và nhà. Là nơi kết nối giao thông cũng như các hoạt động sống trong và ngoài ngôi nhà. Đôi khi tam cấp cũng được coi là phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang đi lên tầng. Là bước đệm để đi lên các tầng trên. Tuy nhiên cách hiểu này ít được dùng hơn, nên trong bài viết này sẽ bàn đến bậc tam cấp với vai trò là nơi kết nối giữa sân và nhà.
Sở dĩ gọi là “bậc tam cấp” là bởi từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng ba bậc thềm trước nhà để lấy lối đi lên đi xuống, lối đi ra đi vào ngoài sân trong nhà. Tuy nhiên hiện nay tam cấp có nhiều “biến thể” hơn, có thể được xây dựng với số bậc nhiều hơn là 5,7,9… Hoặc một con số lẻ khác để phù hợp với địa hình. Cũng như kết cấu của từng dạng công trình. Tại sao lại là số lẻ thì mời các bạn theo dõi ở phần cách tính bậc tam cấp dưới đây.
Mặc dù nói bậc tam cấp là thông dụng, tuy nhiên vẫn có khá nhiều hiểu lầm trong cả cách nói và khi xây dựng bậc tam cấp. Trước khi xét đến tính phong thủy, xem bậc tam cấp có mang lại vượng khí cho gia chủ hay không. Thì trước hết nó phải được đảm bảo các yếu tố tối thiểu để mang đúng ý nghĩa của “bậc tam cấp” chuẩn.
Ở đây có hai khái niệm cần xét đến: khái niệm bậc chỉ những bậc được xây lên và khái niệm cấp – nhị cấp hay tam cấp…
Trường hợp 1: Bậc 1 của bậc tam cấp (tam cấp 1) và sân ngang nhau. Điều này có nghĩa là phải đào sân lõm xuống một khoảng để đặt tam cấp vào. Do một bậc đã trùng với sân nên chỉ còn lại hai bậc – lúc này được gọi là nhị cấp. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp trên thực tế.
Trường hợp 2: Bậc 3 của bậc tam cấp (tam cấp 3) và nhà ngang nhau (tạo thành một mặt phẳng). Lúc này tam cấp cũng chỉ còn lại là nhị cấp (do bậc 3 đã trùng với nhà).
Từ hai trường hợp trên có thể rút ra được, bậc tam cấp chỉ thực sự là bậc tam cấp chuẩn. Khi chúng được thiết kế và xây dựng với bậc 1 cao hơn sân và bậc 3 thấp hơn nhà. Hay để dễ hình dung hơn, bạn có thể tưởng tượng bằng cách làm một chiếc cầu thang có 3 bậc rồi mang nó đặt vào chỗ tiếp giáp giữa sân và nhà. Nó sẽ giúp cho mọi người thuận tiện hơn trong việc di chuyển. Cũng như làm tăng thêm tính thẩm mỹ cũng như sự sang trọng cho ngôi nhà.
Như đã nói ở trên, cái tên “tam cấp” vốn dĩ xuất hiện từ xa xưa. Và theo quan niệm của ông cha ta, tam cấp chính là sự tương ứng với thuyết Tam tài: Thiên – Địa – Nhân. Trong nghĩa Hán Việt, Thiên là bầu trời, ông trời, các hiện tượng thiên nhiên. Đất là mặt đất với giới tự nhiên & vạn vật. Nhân là con người, cộng đồng xã hội. Đây là một trong những lý thuyết hàng đầu của văn hóa. Cũng như nhân sinh quan của người Á Đông.
Học thuyết này nói lên sự hòa hợp giữa con người và trời đất. Đây là điều mà phong thủy luôn hướng tới. Trong mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc. Thì ngôi nhà – nơi chúng ta sinh sống hàng ngày chính là đại diện cho sự hòa hợp đó. Muốn làm điều gì đó thuận lợi luôn phải đảm bảo 3 yếu tố Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Đây chính là tính thống nhất và mối liên hệ khắng khít giữa con người và vũ trụ. Thiên Địa Nhân vạn vật chi bản dã – Thiên sinh chi – Địa dưỡng chi – Nhân thành chi.
Nơi đặt bậc tam cấp – khoảng tiếp giáp giữa sân và nhà. Chính là khoảng chuyển giao không khí giữa trong nhà và thiên nhiên. Là nơi Đất – Trời hòa hợp. Do đó ngụ ý ba bậc tam cấp tương ứng với Thiên – Địa – Nhân. Là mong muốn có thể gia tăng vận khí tốt đẹp cho ngôi nhà, mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
Một ý nghĩa khác trong phong thủy khi thiết kế bậc tam cấp với số lượng là 5 bậc. Đây có thể là cách tính bậc tam cấp dựa theo 5 yếu tố ngũ hành bao gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Tùy thuộc công trình, tuổi hoặc mệnh của gia chủ mà lựa chọn số bậc cho hợp lý.
Sinh – Lão – Bệnh – Tử vốn dĩ là cách tính thường được áp dụng cho cầu thang trong nhà, không dùng cho tam cấp. Tuy nhiên, theo một số trường phái, bậc tam cấp cũng là một phần của ngôi nhà. Không thể tách rời với các kiến trúc khác nên cần được thống nhất theo một cách tính.
Vậy thì cách tính bậc tam cấp theo Sinh -Lão – Bệnh – Tử như thế nào? Rất nhiều người thắc mắc khi mang quy luật này vào áp dụng và gặp vướng mắc khi bậc tam cấp kết thúc ở chữ “Tử”. Thực ra, chỉ cần biết cách đặt “Sinh” ở đúng chỗ thì bài toán này sẽ được giải quyết rất dễ dàng.
Nhiều người cho rằng nên tính Sinh vào tam cấp 1, theo đó tam cấp 2 là Lão, tam cấp 3 là Bệnh và nhà sẽ là tử. Nếu tính ngược lại theo tuần tự như trên thì sân sẽ là tử.
Tuy nhiên theo quan điểm chính thống thì sân là nơi giàu sinh khí. Là vị trí mà mọi người bắt buộc phải đi qua mới vào nhà được. Chính vì thế, đặt Sinh ở sân mới là hợp lý nhất. Theo cách này thì tam cấp 1 là Lão, tam cấp 2 là Bệnh, tam cấp 3 là Tử và nhà sẽ lại là Sinh. Như vậy cả nhà và sân đều rơi vào cung Sinh – đây được xem là một cách tính bậc tam cấp chuẩn.
Số lượng bậc tam cấp phụ thuộc vào khoảng cách từ mặt sân hoặc mặt đất lên đến hiên hoặc nền nhà. Như đã đề cập ở trên, số lượng bậc thường được sử dụng cho nhà ở dân dụng là 1,3, 5, 7, 9 bậc. Tuy nhiên, ngoài việc xác định vị trí và số lượng bậc, ta cũng cần quan tâm đến kích thước bậc tam cấp dân dụng nhất. Bởi bậc tam cấp có sự đi lại thường xuyên nên cần đảm bảo kích thước cổ bậc, chiều rộng bậc sao cho bước chân được thoải mái nhất.
Kích thước bậc tam cấp chuẩn theo thước lỗ ban được khuyên dùng như sau:
Kích thước bậc tam cấp tương đương chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Những thiết kế có tiền sảnh rộng rãi thì bậc tam cấp cũng cần đảm bảo chiều dài đủ để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Tam cấp có thể được xây ở một mặt tiền hoặc bao quanh 2-3 mặt. Tùy theo thiết kế và yêu cầu kiến trúc của từng gia chủ.
Tùy thuộc vào ngân sách và lựa chọn của chủ đầu tư, bậc tam cấp hiện nay phần lớn được xây từ gạch hoặc bê tông. Sau đó hoàn thiện bằng cách ốp vật liệu phù hợp như đá, gạch ốp hoặc gỗ. Một số công trình còn sử dụng đá liền khối để xây dựng bậc tam cấp. Loại vật liệu này có độ bền cao và chi phí cũng không quá cao.
Khi lựa chọn đá ốp cho bậc tam cấp thì nên chọn loại đá có độ cứng cao. Bởi đây là nơi thường xuyên đi lại, bước lên bước xuống nhiều. Các bậc tam cấp ngoài sân còn phải chịu tác động từ thời tiết, mưa nắng, bụi bẩn. Nên có thể nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng nếu sử dụng vật liệu giá rẻ có độ bền kém.
Bậc tam cấp nằm ở khu vực mặt tiền nên nếu hư hỏng mà không được sửa chữa. Thì dễ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Do đó gia chủ nên cân nhắc sử dụng vật liệu có độ bền cao từ đầu. Để tránh mất thời gian và tốn kém cho quá trình sửa chữa về sau.
Màu sắc của bậc tam cấp chính là màu của đá ốp mặt bậc. Vì loại vật liệu này rất đa dạng nên gia chủ cũng có rất nhiều sự lựa chọn: đá vàng hoàng gia, đá kim sa đen, đá granite vàng, đá granite trắng, đá đỏ Bình Định…
Lựa chọn màu sắc cho bậc tam cấp rất quan trọng. Vì nó là yếu tố đầu tiên tác động đến cảm quan toàn bộ ngôi nhà. Có thể lựa chọn màu đá tối hơn màu đá lát nền để tạo sự phân chia không gian một cách có trật tự. Hoặc gia chủ có thể dựa vào tuổi, mệnh để lựa chọn màu sắc phù hợp cho bậc tam cấp.
Trong quá trình xây dựng bậc tam cấp, cần chú ý các góc cạnh. Cũng như quá trình vận chuyển và vệ sinh đảm bảo sự nguyên vẹn của những phiến đá ốp. Việc này sẽ đảm bảo độ sáng bóng bề mặt. Độ bền cũng như tuổi thọ cho bậc tam cấp nói riêng. Và toàn bộ công trình nói chung.
Trên đây, bạn đọc tìm hiểu cách tính bậc tam cấp chuẩn phong thủy. Cũng như một vài chú ý đặc biệt khi thiết kế và thi công bậc tam cấp. Sự hoàn hảo của ngôi nhà đến từ sự chỉn chu trong từng bộ phận nhỏ nhất. Đặc biệt phần mặt tiền lại càng quan trọng. Hi vọng bài viết sẽ giúp các gia chủ còn băn khoăn về cách tính bậc tam cấp. Và có được sự lựa chọn phù hợp cho công trình nhà mình.
*NGUỒN: SƯU TẦM DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG*