BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM TẦNG HẦM HIỆU QUẢ

Lê Gia > Tin tức > Cẩm nang thiết kế thi công > BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM TẦNG HẦM HIỆU QUẢ

BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM TẦNG HẦM HIỆU QUẢ

Xây nhà có tầng hầm chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với chúng ta trong thời gian gần đây. Với những tòa nhà lớn, cao tầng như trung tâm thương mại, tòa nhà công cộng, bệnh viện, trường học… thì xây dựng tầng hầm được xem là giải pháp thiết thực và tối ưu vừa phục vụ nhu cầu sử dụng cũng như tiết kiệm được diện tích. Vậy khi xây tầng hầm quan tâm đến những yếu tố gì? Một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là biện pháp chống thấm tầng hầm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tầng hầm là gì? Vai trò của tầng hầm

Như chúng đã đã biết, định nghĩa về tầng hầm dễ hiểu nhất là không gian được bố trí phía dưới tầng trệt và nằm hoàn toàn trong lòng đất hay một phần trong lòng đất thì người ta gọi là tầng bán hầm.

Nếu như tầng hầm trước đây thường chỉ được thiết kế và thi công cho những công trình công cộng, lớn thì hiện nay, những ngôi nhà phố thông thường cũng được thiết kế thêm tần g hầm bởi nhiều vai trò quan trọng phải kể đến là: là gara để xem, là khu vực kinh doanh, không gian giải trí hoặc nơi để hộp kỹ thuật, hệ thống điều hòa, truyền hình cáp hay hệ thống phân phối điện năng cho gia đình. Xây tầng hầm vừa  phục vụ được công năng sử dụng, vừa tiết kiệm diện tích một cách đáng kể, vì vậy có thể nói tầng hầm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ thiết kế công năng ngôi nhà.

Tại sao phải chống thấm tầng hầm

Trong toàn bộ công trình thì công tác chống thấm được xem là công tác vô cùng quan trọng bởi nếu không được xử lý kịp thời thì ẩm ướt chính là tác nhân gây ra tình trạng công trình bị xuống cấp nhanh chóng, ẩm mốc gây ra các mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt chống thấm tầng hầm được là việc làm cấp thiết bởi nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng tới những hạng mục khác của tòa nhà.

Bản chất của chống thấm tầng hầm

Để thực hiện chống thấm tầng hầm một cách chuẩn chỉ và chính thì trước tiên chúng ta phải hiểu bản chất của chống thấm tầng hầm. Chống thấm tầng hầm là công việc chống nước từ dưới nền lên trên và từ ngoài tường vào trong. Có thể hiểu đơn giản ngăn chặn toàn bộ các nguồn nước  từ mọi hướng có nguy cơ ngấm nước trong tầng hầm.

Vì vậy muốn công tác chống thấm tầng hầm hiệu quả. Thì cần phải liệt kê ra những hạng mục cần chống thấm. Từ đó, xác định các biện pháp chống thấm tầng hầm tối ưu nhất. Kết hợp với vật liệu chống thấm sao cho phù hợp.

Nguyên nhân tầng hầm bị thấm

Để công tác chống thấm tầng hầm diễn ra hiệu quả. Cũng như xác định chính xác biện pháp chống tầng hầm phù hợp nhất. Chúng ta cần phân tích và những nguyên nhân tầng hầm bị thấm. Tầng hầm bị thấm nước có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến tầng hầm bị thấm nước.

Thiết kế không hiểu rõ bản chất của chống thấm. Không tuân thủ các quy tắc về chống thấm cho tầng hầm.

Không xác định được biện pháp chống thấm tầng hầm phù hợp. Sử dụng các vật liệu chống thấm kém chất lượng.

Nhà thầu thi công tay nghề không cao, không tuân thủ đúng các công tác chống thấm tầng hầm. Có thể kể đến là trong quá trình đổ bê tông chống thấm sử dụng sai mác bê tông hoặc bê tông kém chất lượng, tạo ra độ rỗng khiến nước bị thấm.

Ngoài ra nguyên nhân kiến tầng hầm bị thấm nước cũng xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Mà trong quá trình thi công mối công trình nhà thầu phải dựa vào tính chất của công trình đó. Để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp chống thấm hiệu quả nhất.

Biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Biện pháp chống thấm tầng hầm trên bề mặt đã thi công trước đó

Với những bề mặt tầng hầm đã thi công trước đó thì biện pháp chống thấm tầng hầm cần thực hiện các bước tiêu chuẩn dưới đây.

  • Vệ sinh bề mặt chống thấm, loại bỏ các tạp chất và các vết lồi lõm trên bề mặt của tầng hầm. Ở bước này phải đảm bảo bề mặt chống thấm phải được vệ sinh sạch sẽ, bằng phẳng.
  • Sau khi đã vệ sinh tạp chất và loại bỏ được các vết lồi lõm trên bề mặt cần chống thấm sẽ dùng vữa trám sửa chữa có phụ gia lên bề mặt các vết nứt, hở.

Biện pháp chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng

Sử dụng màng khò nóng chính là biện pháp thứ 2 bạn có thể áp dụng để chống thấm tầng hầm một cách hiệu quả. Để thực hiện, cần tuân thủ các bước sau đây:

  • Dùng cây lăn sơn để quét lớp tạo dính lên bề mặt chống thấm. Lưu ý trong quá trình quét đều tay để lớp tạo dính sẽ được dàn mỏng và đều trên bề mặt của tầng hầm.
  • Đợi cho lớp tạo dính khô, ta có thể tiến hành dán màng để chống thấm.

Lựa chọn màng chống thấm Bitum:

  • Trước khi tiến hành dán màng ta cần phải kiểm ta kỹ toàn bộ lớp màng. Đảm bảo bề mặt dán hoặc khò sẽ phải úp xuống phía dưới.
  • Để tránh xảy ra sơ xuất trong quá trình dán màng cần đặt các cuộn vào vị trí cần được chống thấm.
  • Trải màng chống thấm ra để dán.
  • Nguyên lý hoạt động của màng chống thấm là sau khi nhiệt tác động sẽ dính chặt vào bề mặt cần chống thấm. Vì vậy chúng ta sẽ sử dụng máy khò nóng để là chảy bề mặt của lớp tạo dính. Ngọn lửa của máy khó sẽ lướt qua lại để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt chặt lại từ lớp tạo dính.
  • Bước cuối cùng là dùng lực cơ học ép và miết phần màng chống thấm chặt vào bề mặt của tầng hầm.

Khi tiến hành biện pháp chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng cần chú ý tới vị trí chồng mép. Những vị trí phải gia cố. Trong quá trình thực hiện nếu thấy chỗ màng dán bị phồng. Cần đâm thủng và dùng màng chống thấm khác đè lên. Đặc biệt để bảo vệ lớp màng không bị hỏng, rách cần làm thêm lớp màng bảo vệ.

Biện pháp chống thấm tầng hầm bằng sử dụng màng chống thấm tự dính

So với các biện pháp chống thấm tầng hầm khác thì biện pháp này được cho là dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Dưới đây là quy trình thực hiện:

  • Trải màng chống thấm lên bề mặt cần chống thấm sau đó bóc lớp nilon trên bề mặt là có thể dán lên bề mặt của tầng hầm.
  • Màng chống thấm này không cần tác động của nhiệt. Nên cần lưu ý biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp sẽ dao động từ 70 – 100mm.
  • Bước cuối cùng là trát thêm 1 lớp bê tông dày từ 3 – 4cm lên bề mặt lớp màng chống thấm. Để bảo vệ cho bề mặt chống thấm, kéo dài độ bền, tuổi thọ của công trình.

Biện pháp chống thấm tầng hầm bằng sơn hoặc các sản phẩm dạng quét chống thấm

Hiện nay các sản phẩm chống thấm được sản xuất để chúng ta có thể dễ dàng hơn trong công tác chống thấm. Trong đó có sơn hay các sản phẩm chống thấm dạng quét. Dưới đây là quy trình chống thấm tầng hầm bằng sơn và các sản phẩm dạng quét:

  • Đầu tiên chúng ta cần tiến hành bo góc chân tầng hầm và bão hòa nước. Điều này tránh cho bê tông bị háo nước gây ảnh hưởng tới quá trình chống thấm bởi vật liệu chống thấm sẽ không ngấm được sâu vào bề mặt của tầng hầm để tạo liên kết.
  • Tiến hành bo góc chân tầng hầm bằng Sika latex/ Sika Latex TH + xi măng cát vàng.
  •  Quét thêm lớp mỏng chống thấm, sau đó dán lưới thủy tinh và bo góc với bề mặt rộng từ 10 – 15cm.
  • Sử dụng sơn hoặc các sản phẩm chống thấm dạng quét quét lên bề mặt chống thấm. Cần đảm bảo lớp quét vuông góc theo chiều từ trên xuống dưới.
  • Độ dày trung bình của mỗi lớp chống thấm sẽ là 1mm. Liều lượng của lớp chống thấm sử dụng sẽ tùy theo tính chất của mỗi tầng hầm. Thường thì dao động từ 2  – 6kg.

Lưu ý trong quá trình thi công không nên trộn quá nhiều bởi hỗn hợp sẽ dễ bị khô nếu thi công không kịp. Đặc biệt sau khi hoàn thiện cần bảo dưỡng các lớp quét chống thấm để tạo liên kết.

Biện pháp chống thấm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm

Chống thấm tầng hầm bằng hóa chất là biện pháp chống thấm hiệu quả tiếp theo. Để thực hiện biện pháp này cần:

  • Tưới ẩm bề mặt chống thấm
  • Tiến hành quét hóa chất lên bề mặt cần xử lý chống thấm. Chú ý đã cách nhau từ 2 – 4 tiếng đồng hồ cho mỗi lớp chống thấm. Trong quá trình quét cần tuân thủ lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất.

Chống thấm tầng hầm là một công tác vô cùng quan trọng. Bởi nó quyết định chất lượng và mức độ bền vững của tầng hầm cũng như toàn bộ công trình. Vì vậy cần phải tuân thủ các biện pháp chống thấm tầng hầm một cách chính xác. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp. Giúp bạn dễ dàng xử lý chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất.

*NGUỒN: SƯU TẦM DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG*

Author: Lê Gia
.
.
.
.