Các công trình ở Việt Nam thường sử dụng trần nhà bê tông bởi sự chắc chắn, vững chãi. Thế nhưng, sau một thời gian, trần nhà bê tông thường bị xuống cấp nhanh chóng, mà dễ nhận thấy nhất là xuất hiện các vết ố vàng, mốc đen, xanh xám trên trần. Vì vậy, các giải pháp, cách chống thấm trần nhà bê tông cần được áp dụng để đảm bảo chất lượng công trình một cách tối ưu nhất!
Trần nhà bê tông đang là một xu hướng sử dụng vật liệu trên thế giới mà công trình theo đuổi. Vật liệu bê tông không chỉ tồn tại ở các bộ phận kiến trúc mà còn tham gia vào nội thất như các dạng bàn – ghế, quầy, giá, kệ… với vai trò là vật liệu kiến trúc, vật liệu trang trí.
Vật liệu bê tông cốt thép ra đời ở châu Âu cuối thể kỷ 19 là một bước ngoặt trong lịch sử kiến trúc – xây dựng. Trần nhà bê tông gồm hỗn hợp vữa xi măng với đá hoặc sỏi kết hợp với thép đặt bên trong để tăng sức chịu lực.
Với việc sử dụng bê tông cốt thép vào trần nhà bê tông, những tòa nhà vươn cao hơn, những bức tường, cây cột nhỏ lại và hình thức kiến trúc trở nên phong phú đa dạng hơn. Bê tông cốt thép được sử dụng trong quá trình tạo hình đa dạng và biến hóa.
Nguyên liệu tạo nên bê tông cốt thép có nhiều và dễ khai thác, chế biến trong tự nhiên (cát, sỏi, đá, xi măng, thép) nên giá thành của bê tông cốt thép tương đối rẻ, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều địa bàn, địa hình với nhiều loại công trình khác nhau.
Trần nhà bê tông có nét đẹp riêng bởi sự thô ráp và màu sắc đơn giản, đặc trưng là màu xám xi măng. Bên cạnh việc sử dụng chất liệu thực, không bị che giấu… phù hợp với quan điểm của một số trường phái kiến trúc. Tuy nhiên, để tạo nên bề mặt bê tông trần đẹp là không hề dễ khi trong quá trình thi công đòi hỏi chất lượng bê tông chuẩn, cùng tay nghề thợ chuyên nghiệp. Tất cả các hệ thống kỹ thuật đi ngầm nằm trong bê tông phải được lắp đặt, đấu nối chuẩn xác trước khi tiến hành thi công đổ bê tông vào khuôn.
Bên cạnh đó, nếu sử dụng bê tông trần thì quy trình thi công, cấu tạo các cấu kiện kiến trúc khác cũng phải tuân thủ theo hợp lý, như cửa, lan can, mái… Nhưng thực sự đang có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều loại vật liệu này, nó sẽ đem lại sự đa dạng trong các công trình kiến trúc và góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật trong cả thiết kế lẫn thi công.
Bê tông là vật liệu thường thấy và cần thiết cho mỗi ngôi nhà, nhưng trong quá trình sử dụng trần nhà bê tông cần được chống thấm hợp lí. Khi sân thượng bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm, rò rỉ nước vào nhà. Sau đó, trần nhà sẽ xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng hoặc một số nơi đọng nước nhỏ giọt làm hỏng trần nhà. Đó chính là lúc chúng ta cần chống thấm trần nhà bê tông.
Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để đến lúc trần nhà đã bị thấm dột rồi mới cuống quýt với các biện pháp xử lý chống thấm. Bạn cần tìm đến các đơn vị thi công chống thấm, hoặc xử lý đồng thời các biện pháp chống thấm trong và ngay sau khi xây dựng hoàn thiện ngôi nhà để hạn chế tối đa các hiện tượng thấm, dột sau khi hoàn thiện ngôi nhà.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trần nhà bê tông bị rò rỉ, bong tróc. Tuy nhiên, chúng ta có thể kể đến các lí do cần chống thấm trần nhà bê tông như sau:
Trên đây là các nguyên nhân chính dẫn đến việc chống thấm trần nhà bê tông là cần thiết. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác dẫn đến việc thấm trần nhà bê tông như việc tự ý thay đổi kết cấu nhà, cải tạo nhà mà không hỏi ý kiến thiết kế, thi công.
Công trình trải qua thời gian dài thường dẫn tới tình trạng thấm dột ở nhiều khu vực phải tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Đặc biệt là trần nhà, nếu bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ ngôi nhà như xuất hiện ố mốc, phá hủy kết cấu bê tông, ảnh hưởng tới sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng con người…. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, thấm dột, chúng ta cần thực hiện chống thấm trần nhà ngay. Bởi khi mái nhà bị thấm dột sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà cũng như có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của gia đình.
Đặc biệt, trần nhà cũng là thành phần thường xuyên phải chịu tác động trực tiếp từ môi trường, thời tiết, do đó, khả năng bị hao mòn, ngấm dột dễ dàng xảy ra. Chính vì thế, để hạn chế tối đa các hậu quả mà hiện tượng thấm, dột, nứt từ trần nhà đem lại, bạn cần phải biết đến các cách chống thấm trần nhà sao cho mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Chúng ta có nhiều cách chống thấm trần nhà bê tông nhưng hiện tại trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn 3 cách chống thấm trần nhà bê tông như sau:
Sikaproof Membrane là vật liệu chống thấm dạng màng lỏng bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần, thi công nguội. Sikaproof Membrane có tác dụng như lớp chống thấm bên dưới lòng đất cho các bề mặt bê tông và vữa trát, dùng để chống thấm sàn mái phẳng, ban công, tầng hầm, tường, v.v…
Sikaproof Membrane là vật liệu có thể dễ dàng mua và sử dụng trong quá trình chống thấm trần nhà bê tông. Vật liệu này có giá thành thấp với nhiều ưu điểm như dễ thi công bằng chổi hay bình phun hay khô nhanh tạo thành một lớp phủ bền và linh hoạt; kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt. Thiết kế của vật liệu này dễ sử dụng trên các kết cấu cũ và mới cũng như không chứa dung môi; không mùi và không bị dính tay.
Một cách chống thấm trần nhà bê tông khác mà nhiều hộ gia đình sử dụng là việc thi công bằng màng chống thấm nguội hay khò nóng.
Màng chống thấm tự dính thường có dạng tấm; và được phủ một lớp màng HDPE mỏng lên trên bề mặt. HDPE là Hight Density Poli Etilen; là một loại nhựa chịu nhiệt rất tốt trong môi trường những chất lỏng; cũng như dung dịch hay phải gặp trên đường dẫn, đất cấp thoát nước. Nó không bị thể rỉ và không bị tác động dưới các dung dịch như muối, axít và kiềm, kể cả trong nước mưa axít. Mặt còn lại được bảo vệ bởi một lớp màng silicon.
Chống thấm bằng màng tự dính có hiệu quả là chống thấm dột triệt để; thi công đơn giản, dễ dàng. Chúng ta chỉ cần bóc lớp vỏ silicon là có thể dán trực tiếp, an toàn; và nhanh chóng hơn màng chống thấm khò nhiệt; vì không cần sử dụng đến nhiệt để tạo độ dính với khả năng bám dính cực tốt; trên bề mặt thi công khi nhiệt độ thay đổi. Chất liệu này có thể ứng dụng rộng rãi trong chống thấm trần nhà bê tông; chống thấm cầu đường, hầm, cống,…Chống thấm bằng màng dính có ưu điểm an toàn với sức khỏe với con người; và thân thiện với môi trường, không có hóa chất độc hại gây ô nhiễm; không kén chất liệu thi công.
Nhược điểm của màng tự dính trong chống thấm trần nhà bê tông sẽ xuất hiện mối nối giữa các tấm màng. So với một số vật liệu khác; đây không phải là giải pháp mang đến độ bền và tuổi thọ cao nhất.
Đối ngược với dòng vật liệu trên, chống thấm trần nhà bê tông; còn thường sử dụng màng khò nóng lại được nhắc đến với các điểm khác biệt. Màng chống thấm khò nhiệt; hay còn gọi là màng chống thấm khò nóng gốc Bitum là màng chống thấm dẻo; được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Poly Propylen); có khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống thấm cao.
Ưu điểm của màng khò nóng trong thi công chống thấm; cũng như chống thấm bằng màng tự dính như chống thấm dột; gần như tuyệt đối cho bề mặt thi công; an toàn, thân thiện với sức khỏe và môi trường xung quanh, không độc hại. Với tính ứng dụng cao: chống thấm khe tường tiếp giáp; chống thấm sân thượng, chống thấm hồ chứa nước, bể chứa nước,…
Nhược điểm của kỹ thuật chống thấm dột bằng màng khò nóng là thi công phức tạp; đặc biệt là ở vị trí mối nối của các tấm màng. Bên cạnh đó còn cần thêm kỹ thuật gia nhiệt, khò nóng chảy để tạo kết dính. Và tuổi thọ cũng như độ bền cũng chỉ ngang bằng các loại màng tự dính.
Khi chống thấm trần nhà bê tông bằng nhựa đường, chúng ta cần có lưu ý như ;cần phải đảm bảo làm sạch bề mặt bằng lớp lót; Primer gốc nhựa đường (không có bụi bẩn và khô ráo)
Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì phải dán thẳng hàng, không cuốn nếp. Các vạt bên liền kề dán chồng lên nhau 10cm, vạn cuối dán chồng 15cm. Tại các vị trí giao với tường phải dán lên tường 15cm
Gia cố các điểm yếu như chân tường giao với sàn; cổ ống thoát nước,khe lún bằng lớp primer gốc nhựa đường.
Trường hợp dùng tôn hoặc ngói lợp nhà thì nguyên nhân dẫn đến thấm nước là do ngói bị vỡ; dấu đinh đóng hoặc tại các điểm mối nối dẫn đến thấm nước khi mùa mưa đến.
Để thực hiện chống thấm cho mái nhà dạng này thì bạn chỉ cần chỉnh lại mái ngói; hoặc dùng hỗn hợp xi măng, cát; phụ gia chống thấm khác rồi trét một lớp dày lên bề mặt bị thấm dột là được.
Trong trường hợp mái tôn thì bạn dùng vít đinh đóng chặt vào; để không cho nước thấm vào bên dưới. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với sơn chống thấm; để sơn lên chỗ đinh vít đóng trên mái toen sẽ giúp chống thấm hiệu quả hơn.
Thông thường nhà mái bằng thì sẽ ít bị thấm dột hơn, trường hợp bị dột; thì nguyên nhân là do vật liệu làm mái có những lỗ nhỏ li ti; mà mắt thường không nhìn thấy được. Vì vậy, sau một thời gian dưới sự tác động của điều kiện thời tiết; làm cho những lỗ này to ra làm mái nhà bạn bị thấm nước.
Đối với trường hợp này bạn có thể dùng sơn chống thấm để sơn qua chỗ trần nhà bị dột; ưu điểm của loại sơn này là khô nhanh và giúp chống thấm hiệu quả.
Chuẩn bị bề mặt tốt là điều quan trọng để đạt được chất lượng chống thấm tối ưu. Chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt của sân thượng, sàn mái, ban công. Trần nhà bê tông trong quá trình sử dụng thường xuyên bám bẩn; bám rêu dẫn tới rò rỉ nước nên việc chống thấm trần nhà bê tông là việc rất cần thiết. Vì vậy, việc đầu tiên trong quá trình chống thấm là bề mặt phải chắc; cứng, sạch, không có bụi bẩn, dầu, mỡ hay các chất bẩn khác. Sau đó thi công trực tiếp trên bề mặt bê tông là cách thức tối ưu nhất; do bê tông cứng nên độ bền lớp chống thấm dột sẽ rất cao.
Đối với các căn nhà khi xây dựng nếu chúng ta không quan tâm; đến những vấn đề như chống thấm thì ngay từ lúc mới xây; kiến trúc hạ tầng sẽ bị nghiêm trọng vì có thể dẫn đến bong tróc lớp sơn; tường thấm nước gây mất đi vẻ thẩm mỹ và gây hại đến các liên kết cấu ngôi nhà.
Tạo một lớp vữa mỏng quét lên bề mặt sàn bê tông; để lấp kín những vết rạn nứt của sân thượng. Trên thị trường có nhiều loại vữa; các bạn có thể chọn tùy loại vữa trong quá trình sử dụng cho phù hợp. Sau đó cũng quét 2 lớp lên bề mặt bê tông; đợi lớp đầu tiên khô mới quét lớp thứ 2, mỗi lớp cách nhau từ 1 – 2 giờ đồng hồ.
Đợi 3 – 4 tiếng sau khi lớp vữa chống thấm khô; chúng ta sẽ phun dung dịch chống nước lên toàn bộ sàn bê tông; và chân tường gạch của sân thượng. Chú ý nên phun 2 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 3 – 4 phút; phun phải đều và đảm bảo ướt mặt sàn. Phun chân tường cao lên khoảng 15 – 20 cm.
*NGUỒN: SƯU TẦM*