Mái nhà không chỉ có tác dụng che nắng, che mưa, mà còn có vai trò quan trọng trong việc đem lại giá trị thẩm mỹ cho mỗi công trình. Mái nhà được thiết kế đẹp, hợp phong thủy xây dựng, hay kiến trúc sang trọng, tinh tế, còn khiến cho bạn cảm thấy thư thái, thoải mái hơn khi sống trong ngôi nhà như thế. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lâu dài, hoặc do bị lỗi trong quá trình thi công, mà nhiều khi mái nhà bị thấm, dột. Một vài cách xử lý, hướng dẫn cách chống dột mái nhà dưới đây sẽ giúp bạn có những phương pháp xử lý an toàn và hiệu quả nhất.
Thấm dột là tình trạng các công trình xây dựng, nhà ở bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như khí hậu, nước mưa, hay là bị đọng nước… khiến cho tường bê tông bị thấm và hư hại đến cấu trúc bên trong. Một trong những biểu hiện rõ nhất khi bị thấm đó là bị xuất hiện những vết nứt chân chim, tường bị ố vàng, ngả màu, hay rêu mốc, gây nên mái nhà dột.
Để tìm hiểu về những phương pháp xử lí mái nhà dột, thấm trước tiên ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng mái nhà bị dột :
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượng mái nhà bị dột phải kể đến như :
Các cụ ta từ xưa đã có câu đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, chính thế ngay từ khi xây nhà cúng ta nên chú ý đến nguyên vật liệu, cũng như chất lượng sơn chất lượng thi công để tránh gây ra hiện tượng mái nhà bị dột về sau. Việc sử dụng các chất liệu bền đẹp là một trong những giải pháp quan trọng nhất giúp kéo dài được tuổi thọ cho ngôi nhà cũng như hiện tượng mái nhà dột.
Sử dụng các loại sơn chống thấm, sơn lên các mặt chỗ mái nhà bị dột cũng là một cách xử lí vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng hiệu quả cho nhà mái bằng.
Bước 1 : Kiểm tra hiện trạng mái nhà dột , mái nhà bị thấm, xác định mái nhà dột là mái bằng bê tông mức độ hư hại bao nhiêu, thường thì mái bằng mái bê tông chỉ là do nứt trần bê tông đổ mái, hoặc bê tông đã bị bong tróc lớp sơn dẫn đến khi mưa hay rò rỉ ổng nước gây nên mái nhà dột, thấm.
Bước 2 : Lên phương án xử lý với mái bằng bê tông thì ta dễ dàng xử lý bằng những phương pháp đơn giản hơn như ta chỉ cần sơn một lớp sơn chống thấm dày lên và xem lại đường ống rò rỉ cộng thêm xử lí lại hệ thống thoát nước trên trần nhà khiến mái nhà dột. Hay ta cũng có thể xử lí bằng cách pha hỗn hợp xi măng cát thành vữa để trát lên những chỗ mái nhà dột.
Bước 1: Ta kiểm lại tra tình trạng mái nhà dột, xác định nguyên nhân dấn đến mái tôn bị dột. Mức độ hư hại của mái tôn lớn hay nhỏ.
Bước 2: Lên phương án xử lý. Trường hợp mái nhà dột và bị thủng một lỗ nhỏ thì xử lý khá đơn giản. Trong trường hợp vị trí thủng lớn mái nhà dột khá lớn thì cần chuẩn bị một tấm tôn to, hơn vị trí thủng để đèn lên.
Bước 3: Thực hiện: Nếu mái nhà dột một ít, đường kính thủng nhỏ thì chúng ta dùng keo silicon ( bán ở các tiệm tạp hóa, hoặc cửa hàng bán các đồ gia dụng điện nước ) bôi vào chỗ thủng. Đảm bảo vị trí đó không bị ẩm và sạch. Trường hợp mái nhà dột lớn hơn thì chúng ta nên sử dụng tấm dán kim loại để dán lên lỗ thủng. Chắc chắn rằng những vị trí dán mái nhà dột luôn khô ráo và được xử lý bụi bẩn. Khi lỗ thủng lớn, để đảm bảo khắc phục hoàn toàn thì chúng ta dùng một tấm tôn vừa phải, bắn xung quanh và xử lý kĩ vị trí bắn bằng keo silicon.
Mái nhà dột do lợp ngói thường là do ngói vỡ sứt mẻ hay lệch, với mái ngói thì chúng ta nên xử lí triệt để thay ngói mới vào những bộ phận bị vỡ, bị nứt…
*NGUỒN: SƯU TẦM*