CÁCH XỬ LÝ HIỆN TƯỢNG BÊ TÔNG CỘT BỊ RỔ

Lê Gia > Tin tức > Cẩm nang thiết kế thi công > CÁCH XỬ LÝ HIỆN TƯỢNG BÊ TÔNG CỘT BỊ RỔ

CÁCH XỬ LÝ HIỆN TƯỢNG BÊ TÔNG CỘT BỊ RỔ

Sau khi tháo dỡ cốp pha thấy hiện tượng bề mặt bê tông cột bị rỗ thì phải xem xét bị rỗ trên bề mặt hay là bị rỗ sâu, từ đó xác định nguyên nhân và cách xử lý.

Khắc phục tình trạng bê tông bị rỗ hợp lý và hiệu quả bằng cách nào ?

Có một số cách xử lý bê tông cột bị rỗ cơ bản sau:

Đối với bê tông cột bị rỗ bề mặt:

Với các vết rỗ nhỏ, chiều sâu không lớn, diện không rộng, tiến hành đục và trát vữa xi măng. Trước tiên dục toàn bộ các viên đá, sỏi và vữa tại chồ rỗ, phun nước rứa sạch, thấm khô nước sau đó dùng vữa xi măng cát có cấp phối 1:2 hoặc 1:2,5 trát kín. Khi trát dùng bay miết mạnh hoặc vẩy cho vữa bám chắc vào phần bê tông trong. Nếu kết cấu ở vị trí có yêu cầu chống thấm cao tốt nhất nền trát và bằng một lớp vữa polyme hoặc vữa sợi composit. Với vết rỗ nông nhưng ở diện rộng, ở trên mặt dứng nên dùng súng phun vữa. Sau khi đục, rửa sạch toàn bộ diện bê tông rỗ xốp phun loại vữa xi măng có cấp phối 1:1,15- 1:4,4.

Đối với bê tông rỗ sâu:

Khi những lỗ rỗ đã chạm đến cốt thép với mật độ khá dày thì tốt nhất nên tiến hành cách đổ bê tông cột không bị rỗ lại từ đầu để đảm bảo an toàn. Lần đổ lại bê tông này phải tìm hiểu cấp phối bê tông đã đúng tiêu chuẩn chưa và quá trình làm ẩm cốp pha hay bảo dưỡng bê tông như thế nào để tránh tình trạng cũ tái phạm.

Cột bê tông rỗ sâu sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, nên đổ lại bê tông mới

*NGUỒN: DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG*

Author: Lê Gia
.
.
.
.